Các trường hợp không được lập vi bằng khi mua nhà, đất
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân và tạo lòng tin, các đầu nậu nhà đất đã "lừa" người dân bằng cách lập vi bằng trong mua bán đất. Hành vi này đã bị Sở Tư pháp TP.HCM ra lệnh cấm.

Sở Tư pháp TP.HCM cho biết đã có cuộc họp với các văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP để cấm tất cả các văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP cố tình lập vi bằng việc mua, bán nhà đất thông qua hình thức ghi nhận việc giao nhận nền, lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền để che giấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật.
Đồng thời các văn phòng thừa phát lại không được lập vi bằng xác nhận sự kiện, hành vi liên quan đến đất đai, tài sản không có giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật nhằm chuyển quyền sử dụng và quyền sở hữu cho người khác.
Theo tờ gấp tìm hiểu chức năng lập vi bằng của thừa phát lại (TPL) do Sở tư pháp TP.HCM phát hành tháng 01/2019, thì các trường hợp TPL không được lập vi bằng được quy định:
Theo pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Thừa phát lại có quyền lập ghi nhận sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp sau:
1. Các trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của TPL.
2. Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng.
3. Các trường hợp vi phạm bí mật đời tư, trái đạo đức xã hội.
4. Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp. Không lập vi bằng để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng giao dịch; không xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính.
5. Các sự kiện, hành vi nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng, trừ trường hợp sự kiện, hành vi chỉ thông qua lời kể của người khác.
6. Các sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng.
7. Không được cố tình lập vi bằng việc mua bán nhà đất thông qua hình thức ghi nhận việc giao nhận tiền để che dấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật.
8. Các trường hợp bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
9. Các “tài liệu chứng minh” kèm theo vi bằng phải được Thừa phát lại thực hiện trong phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng.
Loan Đỗ
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân và tạo lòng tin, các đầu nậu nhà đất đã "lừa" người dân bằng cách lập vi bằng trong mua bán đất. Hành vi này đã bị Sở Tư pháp TP.HCM ra lệnh cấm.
Sở Tư pháp TP.HCM cho biết đã có cuộc họp với các văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP để cấm tất cả các văn phòng thừa phát lại trên địa bàn TP cố tình lập vi bằng việc mua, bán nhà đất thông qua hình thức ghi nhận việc giao nhận nền, lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền để che giấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật.
Đồng thời các văn phòng thừa phát lại không được lập vi bằng xác nhận sự kiện, hành vi liên quan đến đất đai, tài sản không có giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật nhằm chuyển quyền sử dụng và quyền sở hữu cho người khác.
Theo tờ gấp tìm hiểu chức năng lập vi bằng của thừa phát lại (TPL) do Sở tư pháp TP.HCM phát hành tháng 01/2019, thì các trường hợp TPL không được lập vi bằng được quy định:
Theo pháp luật hiện hành và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Thừa phát lại có quyền lập ghi nhận sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp sau:
1. Các trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của TPL.
2. Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng.
3. Các trường hợp vi phạm bí mật đời tư, trái đạo đức xã hội.
4. Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp. Không lập vi bằng để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng giao dịch; không xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính.
5. Các sự kiện, hành vi nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng, trừ trường hợp sự kiện, hành vi chỉ thông qua lời kể của người khác.
6. Các sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức đang thi hành công vụ, trừ trường hợp sự kiện, hành vi đó rõ ràng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của người yêu cầu lập vi bằng.
7. Không được cố tình lập vi bằng việc mua bán nhà đất thông qua hình thức ghi nhận việc giao nhận tiền để che dấu mục đích không phù hợp với quy định của pháp luật.
8. Các trường hợp bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
9. Các “tài liệu chứng minh” kèm theo vi bằng phải được Thừa phát lại thực hiện trong phạm vi, thẩm quyền lập vi bằng.

Chỉ cách TP.HCM chưa đến 2 giờ lái xe, sở hữu cung đường biển trải dài thơ mộng, thiên nhiên hoang sơ, khí hậu ôn hòa, Bình Châu - Hồ Tràm nổi lên như một “thủ phủ” resort của khu vực phía Nam.

Không chỉ môi giới doanh nghiệp mà môi giới tự do cũng “lao đao” khi thu nhập liên tục bị lao dốc bởi không có hàng để bán, thậm chí có hàng cũng khó bán.

Yếu tố được cân nhắc nhiều nhất khi khách hàng đầu tư vào biệt thự nghỉ dưỡng đó là lợi nhuận. Thế nhưng, lợi nhuận càng lớn, rủi ro càng nhiều. Vậy, làm thế nào để sinh lời hiệu quả mà vẫn an toàn?

Theo nhiều chuyên gia, khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, do đó, loại hình second home (ngôi nhà thứ 2) vừa nghỉ dưỡng vừa để đầu tư dự báo sẽ trở thành xu hướng tất yếu của thị trường BĐS, được giới đầu tư quan tâm ở giai đoạn này.

Bên cạnh các dự án hạ tầng giao thông, GS E&C còn phát triển khu đô thị hiện đại quy mô gần 70.000 cư dân ở TP HCM.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư, 4 tháng đầu năm 2019, số vốn đầu tư nước ngoài đã đạt mốc ấn tượng với 14,59 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018.

Thời gian gần đây, Long Hải đang trở thành cái tên được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế và du lịch nhắc đến, đồng thời thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư BĐS nghỉ dưỡng. Sau khi được quy hoạch trở thành một trong những khu vực trọng điểm du lịch quốc gia từ năm 2018, cơn mưa vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nội lẫn ngoại cũng đổ về, đánh dấu thời điểm đầy cơ hội cũng như thách thức phát triển bền vững cho “Rồng biển”

Thị trường du lịch Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ấn tượng. Trong 7 năm (2010 – 2016), lượng du khách quốc tế và nội địa đã đạt được những con số tăng trưởng ấn tượng, lần lượt từ 5 triệu lên đến 10 triệu và 28 triệu đến 62 triệu lượt khách. Chính sự phát triển này đã mang đến thời kì “vàng” cho thị trường BĐS nghỉ dưỡng, nhất là mô hình căn hộ khách sạn – condotel. Nhu cầu du lịch tiếp tục tìm đến Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc

UBND TPHCM vừa ban hành Bảng giá nhà ở, công trình, vật kiến trúc xây dựng mới để tính lệ phí trước bạ; tính giá chuẩn nhà ở xây dựng mới để thực hiện công tác bán nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.

Ngoài 2 dự án gồm hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (Q.7) và dự án cầu vượt trước bến xe miền Đông mới thì Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Tp.HCM cũng đã xây dựng phương án đầu tư cho 5 dự án mở rộng các đường phía cửa ngõ Tp.HCM, bao gồm mở rộng Quốc lộ 1, 13, 22, 50 và nút giao An Phú.